Trước đây,ảiNgânhàcólẽsẽnuốtsạchmọithiênhàvệagbong88 các nhà khoa học cho rằng toàn bộ các thiên hà lùn trên vẫn tiếp tục xoay quanh Dải Ngân hà trong nhiều tỉ năm tới. Thế nhưng, có vẻ như quan điểm này cần phải được thay đổi.
Dựa trên dữ liệu đến từ sứ mệnh Gaia của Cơ quan Không gian châu Âu (ESA), một cuộc nghiên cứu gần đây phát hiện nhiều thiên hà lùn chỉ mới xoay quanh Dải Ngân hà trong vài tỉ năm qua.
Và trong tương lai, chúng cuối cùng có lẽ sẽ bị biến thành "thức ăn" cho thiên hà chúng ta, vốn có kích thước lớn gấp nhiều lần các vệ tinh, theo báo cáo đăng trên chuyên san Monthly Notices of the Royal Astronomical Society.
Theo đội ngũ chuyên gia quốc tế, nguyên nhân dẫn đến sự cáo chung của mọi thiên hà lùn trên có thể là do chúng thiếu vật chất tối, loại vật chất đóng vai trò quan trọng cho việc tạo thành cấu trúc và ảnh hưởng đến sự tiến hóa của các thiên hà trong vũ trụ.
Việc Dải Ngân hà "ăn" các thiên hà xung quanh không phải là chuyện chưa từng xảy ra.
Ví dụ, thiên hà lùn Sagittarius đã được sáp nhập vào Dải Ngân hà khoảng 5 đến 6 tỉ năm trước. Sagittarius từng là thiên hà hình ê líp, nhưng hiện tàn tích còn lại của nó có cấu trúc không hoàn chỉnh, cho thấy thiên hà này từng thiếu thốn vật chất tối và cuối cùng bị Dải Ngân hà "nuốt sống".